Chính trị Botswana

Bài chi tiết: Chính trị Botswana

Chính trị Botswana dựa trên mô hình cộng hoà đại diện dân chủ tổng thống, theo đó Tổng thống Botswana vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là lãnh đạo chính phủ, và trên một hệ thống đa đảng đa nguyên. Quyền hành pháp do chính phủ đảm nhận. Quyền lập pháp do chính phủ và Nghị viện Botswana đảm nhận. Từ khi giành lại độc lập, hệ thống đảng phái do Đảng Dân chủ Botswana thống trị. Nhánh tư pháp độc lập với lập pháp và hành pháp.

Khu vực hành chính

Bài chi tiết: Quận Botswana
Quận Botswana

Botswana được chia thành chín quận:

1 Trung
2 Ghanzi
3 Kgalagadi
4 Kgatleng
5 Kweneng
6 Đông Bắc
7 Tây Bắc
8 Đông Nam
9 Nam

Các quận lại được chia thành 28 khu dưới cấp quận.

Các khu vực đông dân cư nhất (theo thứ tự giảm dần)

Các thành phố

Thị trấn và Làng mạc

Quân đội

Bài chi tiết: Quân đội Botswana

Ở thời độc lập Botswana không có các lực lượng quân đội. Chỉ sau khi bị quân đội Rhodesia tấn công, Botswana mới thành lập Lực lượng Phòng vệ Botswana (BDF) để tự vệ năm 1977. Tổng thống là tổng tư lệnh và một ủy ban quốc phòng được tổng thống chỉ định. BDF hiện gồm khoảng 12.000 thành viên.

BDF là một lực lượng vũ trang tốt và có kỷ luật. Sau những thay đổi chính trị tích cực tại Nam Phi và trong vùng, các nhiệm vụ của BDF ngày càng chú trọng vào các hoạt động chống săn trộm, ngăn ngừa thảm hoạ, và giữ gìn hòa bình quốc tế. Hoa Kỳ là nước cung cấp viện trợ duy nhất và lớn nhất cho sự phát triển của BDF, và một phần lớn sĩ quan trong lực lượng này đã được huấn luyện quân sự từ Hoa Kỳ. BDF là một tổ chức phi chính trị và chuyên nghiệp.

Quan hệ nước ngoài

Botswana đặt ưu tiên hàng đầu cho việc hội nhập kinh tế và chính trị vào Nam Phi. Nước này tìm cách biến Cộng đồng Phát triển Nam châu Phi (SADC) thành một tổ chức hữu hiệu để phát triển kinh tế và tăng cường các nỗ lực nhằm đưa vùng này ngày càng có khả năng tự quyết cao hơn trong đối ngoại, giải quyết xung đột, và quản lý tốt. Sau khi chấm dứt thời kỳ apartheid Nam Phi cũng đang tích cực tham gia vào những nỗ lực trên. Botswana có chung quan điểm với châu Phi về hầu hết các vấn đề quốc tế và hiện họ là thành viên của các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, Khối thịnh vượng chungLiên minh châu Phi (AU). Botswana cũng là thành viên của Tòa án Tội phạm Quốc tế với một Thỏa thuận Miễn trừ Song phương bảo vệ cho quân đội Hoa Kỳ (như được quy định trong Điều 98).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Botswana http://www.cso.gov.bw/templates/cso/file/File/Cens... http://www.multimap.com/index/BC.htm http://www.nationsencyclopedia.com/Africa/Botswana... http://dir.yahoo.com/Regional/Countries/Botswana/ http://www-sul.stanford.edu/depts/ssrg/africa/bots... http://www.sas.upenn.edu/African_Studies/Country_S... http://www.state.gov/j/drl/rls/irf/2007/90083.htm http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/1830.htm#econ http://www.afrika.no/index/Countries/Botswana/inde... http://www.avert.org/aidsbotswana.htm